Cách chữa bệnh cho mèo hiệu quả nhất

Posted by Unknown on Saturday, May 7, 2016

Nhiều người thắc mắc Cách chữa bệnh cho mèo hiệu quả nhất Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Cách chữa bệnh cho mèo hiệu quả nhất

Bệnh viêm ruột cấp. 

     Triệu chứng: Bệnh xảy ra có thể do giun sán, thức ăn ôi thiu chứa vi khuẩn Salmonella, E.coli, do virut (Carê, Parvo,…), do thay đổi thức ăn đột ngột, do lạnh. Đầu tiên, vật bệnh giảm rồi bỏ ăn, sốt 39,5 - 400C, mũi khô, mắt kèm nhèm có rỉ, mệt mỏi, thích uống nước. Sau đó đau bụng, nôn mửa liên tục, đồng thời tiêu chảy dữ dội phân có màu xám vàng lẫn niêm mạc dạ dày - ruột (phân có nhầy). Đối với mèo khi cầm da gáy nhấc lên thấy hai chân sau và đuôi duỗi thẳng. Tiêu chảy phân màu đen hay vàng, mất mùi chua, có mùi thối khắm. Do tiêu chảy nhiều dẫn đến da khô, lông dựng, vật bệnh thích nằm một chỗ.

     Điều trị: Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nên có những phác đồ điều trị khác nhau.
Cách chữa bệnh cho mèo hiệu quả nhất

Viêm ruột do vi khuẩn.

     Bệnh hay xảy ra khi vật nuôi ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiều chất tanh. Bệnh xảy ra đột ngột, tiêu chảy nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng thức ăn vào, độc tố vi khuẩn và lứa tuổi nhiễm bệnh. Trước hết, phải nhốt chó mèo, ngừng ngay thức ăn đang dùng, chỉ cho uống nước cháo loãng pha thêm Dizavit-plus, 1g/10kgP/lần, 2lần/ngày, kết hợp dùng thuốc điều trị 3 ngày như sau:
Cách 1:
- Tiêm bắp 1lần/ngày một trong các thuốc kháng sinh sau: Phar-combido (1ml/5kgP), Lincoseptin (2ml/5kgP), Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP) để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-complex C (tăng lực chó mèo), 0,5- 2ml/con, 1lần/ngày.
- Cho uống/ăn men Pharselenzym, 1g/5kgP, 1lần/ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.
Cách 2:
- Cho uống kháng sinh chó, mèo, gói 5g/10kgP/lần, 2 lần/ngày.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C,  1ml/5kgP, 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt.
- Cho uống/ăn men Pharbiozym, 1g/5kgP, 1lần/ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.

Viêm ruột do giun.

     Khác với bệnh do vi khuẩn, vật bệnh vẫn ăn uống, nhưng do tiêu chảy nhiều nên gầy, bụng ỏng, đít beo, da khô, lông dựng. Mèo tiêu chảy phân loãng màu đen như màu cà phê, mùi thối. Trường hợp này không cần thay thức ăn, lưu ý hạn chế chất tanh.
Cách 1:
- Pharmectin, tiêm dưới da (vùng cổ), 1ml/5 kgP, một mũi duy nhất để tẩy giun.
- Cho uống/ăn men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym,  1g/5 kgP/ngày để tăng cường tiêu hoá.
Cách 2:
 - Cho uống Pharcaris (1g/6 kgP) hoặc Pharcado (2g/5kgP), một liều duy nhất để tẩy giun.
- Cho ăn/uống liên tục 5 ngày một trong hai loại men sống kể trên.
Viêm ruột do sán dây.
     Triệu chứng lâm sàng chung biểu hiện như khi bị giun. Khác ở chổ khi bị sán nặng vật bệnh hay nằm ngữa dãy dụa, đi xiêu vẹo, xoay vòng, kêu gào khó chịu, gầy, thường xuyên cọ đít xuống đất do bị ngứa. Lông xù, cứng, dựng đứng. Đặc biệt, vật bệnh tiêu chảy triền miên, trong phân có thể lẫn các đốt sán, dùng thuốc giun thông thường không tẩy được sán, phải dùng thuốc đặc trị.
- Cho uống Pharcado, 2g/5 kgP, một liều duy nhất để tẩy sán. Đây là một trong số ít loại thuốc trên thị trường tẩy được sán dây.
- Tiêm bắp Pharcalci B12, 3 - 5 ml/con, 1 lần/ngày. Tiêm 3 ngày để trợ lực.
- Cho uống men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 1g/5kgP/ngày, liên tục 5 ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.
Chú ý:
- Trong thời gian tẩy giun, sán cần nhốt chó mèo, phân ủ kín, rắc vôi bột, tốt nhất là đốt để diệt trứng giun sán, tránh làm mầm bệnh phát tán ra ngoài.
- Trường hợp bị tiêu chảy nhiều chó mèo yếu, bỏ ăn nên ngoài việc dùng Dizavit-plus cho uống cần dùng nước sinh lý 0,9% hay dung dịch đường glucosa 5% đun ấm lên 370C, tiêm tĩnh mạch kheo (10 - 50 ml/con, 1lần/ngày), trường hợp không tiêm tĩnh mạch được có thể tiêm dưới da ở nhiều vị trí dọc hai bên sống lưng. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 380C, trước hết tiêm cafein, giữ ấm để thân nhiệt bệnh súc trở lại bình thường (thân nhiệt chuẩn của mèo là 38,5 - 39,20C), sau đó mới được tiếp nước.

Bệnh viêm phổi , viêm xoang mũi chó mèo.

     Triệu chứng: Viêm phổi có thể là triệu chứng của bệnh do vi khuẩn, virut, cảm lạnh do thời tiết hoặc tắm (uống) nước lạnh, lâu ngày không được vận động, giun đường phổi. Vật bệnh yếu, sốt, giảm hoặc bỏ ăn, ho, khó thở, khát  nước. Chảy dịch mũi, đôi khi hơi thở có mùi thối. Niêm mạc mắt xung huyết, mạch nhanh. Trước hết tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cho vật bệnh nằm chỗ ấm, dùng thức ăn dể tiêu hoá.
     Điều trị (3 ngày). Can thiệp càng sớm hiệu quả điều trị càng cao.
Cách 1:
- Tiêm bắp kháng sinh Phar-combido, 1ml/2,5-5kgP, 1lần/ngày hoặc Phargentylo-F, 1ml/4kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C, 1ml/5kgP hoặc Pharti-P.A.I,  0,2ml/3kgP, 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt.
Cách 2:
- Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin (2ml/5kgP), L.S-pharm (1ml/5kgP), Doxytyl-F hoặc Pharcolapi (1ml/10 kgP), 1lần/ngày.
- Kết hợp tiêm bắp Phar-pulmovet (nếu bệnh súc khó thở) và Phar-nalgin C để giảm đau hạ sốt, 1lần/ngày.

Bệnh giun tim ở mèo

Nguyên nhân bệnh

Bệnh giun tim chủ yếu bị lây truyền sang đường máu do những con muỗi, ve mang bệnh đến cho vật nuôi, khi muỗi cắn và hút máu con vật nhiễm bệnh, chúng mang theo cả ấu trùng giun nhiễm bệnh hút máu những con vật khác.

Dấu hiệu bệnh

Những triệu chứng của bệnh giun tim ở giai đoạn lâm sàng sẽ có biểu hiện bất thường như khó thở, ho, nôn, sụt cân, sức khỏe trở nên yếu đi, bơ phờ và mệt mỏi, ít vận động. Bệnh nặng hơn với các triệu chứng như da bị xỉn màu,  bị rụng lông rất nhiều, các chân bị lỡ loét, mắt bị tổn thương, cơ thể bị mưng mủ và có mùi hôi tanh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh giun chỉ sẽ tiến triển và tổn hại đến tim, phổi, gan, thận và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Điều trị và cách phòng tránh bệnh

Bệnh giun tim có khả năng điều trị nếu con vật được phát hiện bệnh và điều trị sớm, bác sĩ thú y sẽ có các phương pháp điều trị cho vật nuôi.

Để phòng tránh được bệnh giun tim ở vật nuôi, bạn cần phải chú ý đến các vấn đề chăm sóc cho con vật như chế độ ăn uống hợp vệ sinh, chú ý đến môi trường sống phải sạch sẽ và thoáng mát, khu vực sống cần được vệ sinh sạch sẽ, không được cho vật nuôi sống ở những nơi khô nóng và ẩm ướt

Đưa vật nuôi đến các cơ sở y tế để tiêm ngừa bệnh giun sáng khi con vật được 4 tuần tuổi, đưa vật nuôi đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment