Cách chữa bệnh cho bò hiệu quả nhất

Posted by Unknown on Sunday, May 8, 2016

Nhiều người thắc mắc Cách chữa bệnh cho bò hiệu quả nhất Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Cách chữa bệnh cho bò hiệu quả nhất

Bệnh tiêu chảy ở bò

Nguyên nhân

Trong những năm gần đây tại một số vùng ở miền Bắc vào mùa lạnh, đặc biệt sau dịp tết nguyên đán trâu bò hay bị tiêu chảy, phân lẫn máu và nhầy. Bò, bê bị bệnh nặng hơn trâu và nghé. Năm nay trâu bò vùng này bị bệnh nhưng sang năm có thể không bị. Bệnh này chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng bước đầu các nhà khoa học cho rằng đây có thể là bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính và do mấy nguyên nhân sau:
- Mùa đông giá lạnh, sức khỏe đàn trâu bò yếu lại ăn thức ăn kém phẩm chất, nên bị tiêu chảy.
- Do kế phát các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng đường ruột, phó thương hàn hoặc vi khuẩn đường ruột khi sức đề kháng vật chủ giảm.
- Do kế phát của các bệnh ký sinh trùng như sán lá gan, ký sinh trùng đường máu.
- Do kích thích của một số chất độc, trong đó có chất Saponin. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy hàng loạt ở đàn trâu bò vào mùa đông xuân. Saponin là những glycozit khá phổ biến chứa trong hơn 90 họ thực vật, đặc biệt trong cỏ non, nó có đặc tính tạo nhiều bọt khi lắc với nước (cho nên được dùng rộng rãi trong sản xuất xà phòng), có tác dụng gây dung huyết, độc đối với cá, có vị đắng và dễ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp trên, niêm mạc trực tràng, hậu môn, làm tăng tiết dịch của niêm mạc. Tất nhiên Saponin muốn gây bệnh cho gia súc phải có điều kiện nhất định là gia súc đói ăn nhiều cỏ non, nhưng thiếu thức ăn thô khô và thức ăn tinh.
Cách chữa bệnh cho bò hiệu quả nhất

Triệu chứng

Bệnh súc hơi sốt hoặc sốt cao (40 – 410C), giảm hoặc bỏ ăn, yếu, kém nhai lại, miệng có mùi hôi, nhiều nước bọt loãng, đôi khi bị nôn. Phân lúc đầu vẫn thành khuôn, nhưng cuối bãi phân lẫn ít nhầy và máu tươi. Sau một vài ngày bệnh súc tiêu chảy phân loãng, màu bùn lẫn máu và màng giả, thối khắm, càng về cuối hậu môn càng mở rộng, lộ rõ cả niêm mạc bị viêm. Niêm mạc miệng loét. Sau thân nhiệt giảm xuống còn 39 – 370C, lạnh bốn chi và gốc tai. Cuối cùng một số vật bệnh bí đái hoặc có nước tiểu đục, liệt dạ cỏ, nằm xuống không đứng dậy được dẫn đến chết, một số khỏi dần. Bệnh xảy ra nhanh, lây hết vùng này sang vùng khác.
Tóm lại, đây là bệnh xảy ra có tính chất địa phương và tái nhiễm theo từng vùng nhất định, triệu chứng đặc trưng là trâu bò tiêu chảy hàng loạt, phân lẫn máu và nhầy.

Điều trị

Hộ lý:
- Giữ ấm. Cho bệnh súc nhịn ăn 2 – 3 ngày, nhưng cho uống nước tự do, pha thêm điện giải vitamin và men tiêu hóa như Dizavit–plus (10g/100gP/lần, 2 lần/ngày) và men sống Pharbiozym (10g/50 kgP/ngày).
- Thải trừ thức ăn gây thối rữa trong đường dạ dày ruột, bằng cách cho uống Pharmalox, 30 – 100g/lần, 2 – 3 lần/ngày hoặc cho uống 150 –20ml Calci–Mg–B6 để tăng nhuận tràng.
- Trường hợp trâu bò đầy bụng chướng hơi, bơm vào trực tràng 0,5 – 1 lít nước lá trầu không hoặc nước quả bồ kết để tháo phân ra, giảm bớt áp lực lên dạ cỏ cũng như kích thích nhu động của đường dạ dày ruột.
- Sau khi bệnh súc ỉa xong, bơm vào trực tràng 40ml kháng sinh Phardiazol (Phân trắng lợn con) hoặc 20ml Coli–flox Pharm, một liều duy nhất.

- Đối với trâu bò, ngoài các biện pháp hộ lý nêu trên cần tiêm thêm kháng sinh để diệt vi khuẩn kế phát, thuốc hạ sốt và cầm máu như sau:
+ Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Norflo–T.S.S hoặc Lincoseptin (1ml/5kgP); L.S–pharm, Doxytyl–F hoặcOxyvet–L.A (1ml/10kgP).
+ Kết hợp tiêm bắp Phar–nalgin C (5 – 10ml/con/ngày) hoặc Pharnalgin–max (1ml/20kgP) để hạ sốt và vitamin K (1ml/10 – 20kgP/ngày) để cầm máu.
- Đối với bê nghé bệnh, trong trường hợp hậu môn ngày càng mở rộng, cần tiêm kháng sinh và cho uống thuốc cầu trùng như sau:
+ Oxyvet–L.A, 1ml/10kgP, tiêm bắp 2 mũi cách nhau 3 ngày hoặc Doxytyl–F, 1ml/10kgP, 1lần/ngày, tiêm bắp 3 – 4 ngày.
+ Kết hợp cho uống Pharm–cox, 3ml/10kgP, một liều duy nhất để diệt cầu trùng (đối với trâu bò lớn không cần dùng thuốc này).
Phòng bệnh
- Loại trừ các nguyên nhân kể trên. Tại những vùng vào vụ đông xuân trâu bò bị bệnh hàng loạt, tốt nhất trước khi thả ra đồng cho trâu bò ăn trước một ít thức ăn thô khô (rơm, cỏ khô) và thức ăn tinh (cám).
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, đặc biệt định kỳ tẩy giun sán, ký sinh trùng đường máu.

Rối loạn tiêu hóa và ngộ độc

Bệnh chướng bụng đầy hơi  

          Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lên men quá mức, làm giãn nở dạ cỏ và dạ tổ ong. Bệnh xảy ra do bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột

          Trong số thức ăn xanh có một số loại dễ lên men như cải bắp, lá su hào, dưa chuột, dưa gang

* Triệu chứng :

          Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, bụng gia súc căng to dần (đặc biệt phía bên trái). Bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt dứt, khó chịu, nét mặt lo lắng, hay nhìn về phía sườn và thở khó khăn. Khi bị nặng bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa. Gõ vào vùng trên dạ cỏ, tiếng kêu như tiếng trống, tim đập gấp, yếu. Trường hợp diễn ra cấp tính và không được can thiệp kịp thời, bò bị chết trong vòng vài giờ do ngạt thở.

* Điều trị :

          Phải điều trị kịp thời, nếu để chậm con vật có thể bị ngạt và chết. Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp sau đây:

- Để bò đứng với phần thân trước cao hơn (đứng chân trước vào máng ăn hoặc chân sau trong hố), cho ống thông bằng cao su (đường kính 3-4cm) vào thượng vị dạ cỏ để làm cho hơi thoát ra.

- Dùng nắm rơm khô hoặc dùng bọc giẻ gồm muối rang hoặc gừng, rượu, dấm trộn lẫn với nhau chà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái.

- Cho bò uống bài thuốc gồm tỏi (10-20 nhánh), lá trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan hoặc than củi tán nhỏ pha trộn với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.

- Dùng 3 quả bồ kết bỏ hạt, nướng giòn, sau đó giã nhỏ với 3 củ tỏi to, 1 củ gừng và 1 nắm rau dăm, hòa tất cả với 50ml nước trong cho bò uống

- Dùng pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 6-10ml, mỗi ngày tiêm một lần, trong 2-3 ngày liền

- Cho uống 50g muối bicarbonat Na hoặc magiê sunphat, pha với 2-3 lít nước

          Trường hợp bò bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nhưng phải lưu ý sát trùng troca và sát trùng chỗ chọc cẩn thận; phải để cho hơi thoát ra từ từ, tránh cho bò bị chết do sốc. Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

* Phòng bệnh:  

- Bảo quản tốt thức ăn cho bò, tránh thối mốc. Trường hợp chẳng may thức ăn bị hỏng phải loại bỏ, không cho bò ăn.

- Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cắt và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.

- Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.

Bệnh long móng 

 Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng gia súc.
Bệnh lở mồm, long móng gia súc (LMLM) là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây ra bởi 1 trong 7 type vi rút: Type A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type. ở Việt Nam đã phát hiện bệnh gây ra bởi 3 type A, O và  Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có măng mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông,... ). Động vật mắc bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hưu, nai,...

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật).

Triệu chứng bệnh LMLM gia súc.

Thời kỳ ủ bệnh LMLM gia súc thường từ 2 -5 ngày (đối với trâu, bò) và 5- 7 ngày (đối với lợn), nhiều nhất là 21 ngày. Khi phát bệnh gia súc có triệu chứng: trong 2 - 3 ngày đầu gia súc sốt cao trên 40oC, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng, nhất là ở lợn. Con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần, ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.

Sau phát bệnh từ 10 đến 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3-4 tuần (đối với lợn), 4 tháng (đối với dê), 9 tháng đối với cừu, 2-3 năm (đối với trâu, bò) và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Phòng bệnh lở mồm long móng.

Bợ̀nh LMLM có thể hạn chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp  vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắcxin.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng, chống bệnh bệnh LMLM.

- Thực hiện tiêm phòng vắcxin, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong vòng 2 năm gần đây. Thực hiện tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 - 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 - 10  trong năm.
- Vận động mọi người chăn nuôi gia súc cam kết thực hiện “5 không”: không dấu dịch; không mua gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông gia súc, không vận chuyển gia súc bị bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc bừa bãi ra môi trường.
- Cách ly triệt để gia súc ốm, không cho chăn thả tập trung; thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, diệt loài gậm nhấm,... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị ốm, chết. Có thể dùng một trong các hoá chất sau để tiêu độc, khử trùng: Formol  2%, NaOH 2%, Crezin 5%, nước vôi 20%, vôi bột và một số hoá chất khác được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cán bộ thú y.
- Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng LMLM; trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Người vào thăm quan, nhân viên thú y,... trước khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải phải được vệ sinh, khử trùng và trang bị bảo hộ.

{ 0 comments... read them below or add one }

Post a Comment